Hàm FV Trong Excel: Cách Sử Dụng Hàm FV, Hướng Dẫn Chi Tiết

Rate this post

Hàm FV trong Excel sẽ tính giá trị tại một thời điểm tương lai nào đó mà các nhà đầu tư sẽ nhận được khi họ đầu tư một kỳ hay nhiều kỳ với lãi suất không đổi. Ví dụ bạn định tiết kiệm một số tiền trong vòng 10 năm và muốn tính xem sau thời gian đó trong tài khoản của bạn sẽ có bao nhiều tiền. Lúc này hãy sử dụng tới hàm FV. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng hàm FV trong Excel.

Hướng dẫn được thực hiện trên Laptop hệ điều hành Windows 10 với phiên bản Excel 2016. Bạn cũng có thể thực hiện tương tự trên các sản phẩm Excel 2007, 2010, 2013, 2016, 2109 và trên các dòng laptop có cùng hệ điều hành hay dòng MacOS có cùng thao tác khác.

1. Khái niệm Hàm FV trong Excel

FV, một trong các hàm tài chính, tính toán giá trị tương lai của một khoản đầu tư dựa trên một mức lãi suất cố định. Bạn có thể sử dụng FV với các khoản thanh toán bằng nhau định kỳ, hoặc thanh toán một lần duy nhất.

2. Cấu trúc hàm FV

Cú pháp hàm:

=FV(rate; nper; pmt; [pv]; [type])

Trong đó:

  • Rate: đối số bắt buộc, là lãi suất theo kỳ hạn (tính theo tháng, quý, năm)
  • Nper: đối số bắt buộc, là tổng số kỳ hạn thanh toán.
  • Pmt: đối số bắt buộc, là số tiền thanh toán cho mỗi kỳ. Khoản này là cố định. Thông thường, pmt có chứa tiền gốc và lãi, nhưng không chứa các khoản chi phí.
  • Pv: đối số tùy chọn, là giá trị đầu tư ban đầu. Nếu bỏ qua đối số pv, thì nó được mặc định là 0.
  • Type: đối số tùy chọn. Số 0 hoặc 1 chỉ rõ thời điểm thanh toán đến hạn. 1 nếu số tiền trả đầu kỳ, 0 nếu số tiền trả cuối kỳ. Nếu đối số kiểu bị bỏ qua, thì nó được mặc định là 0.

3. Cách sử dụng hàm FV

Ví dụ: Bạn muốn tiết kiệm một số tiền trong vòng 10 năm. Đầu tiên bạn gửi 100 triệu vào tài khoản tiết kiệm với lãi suất 5%/năm. Cứ mỗi năm tiếp theo bạn gửi vào tài khoản 50 triệu. Hãy tính xem trong tài khoản của bạn sẽ có bao nhiều tiền sau khi kết thúc 10 năm.

Lúc này ta sẽ có 2 trường hợp xảy ra là:

  • Số tiền gốc gửi từ đầu kỳ trước, số tiền gửi thêm bắt đầu từ kỳ tiếp theo. Khi đó Type = 0 (đầu kỳ tiếp theo là cuối của kỳ trước).
  • Số tiền gốc gửi từ đầu kỳ trước, số tiền gửi thêm gửi vào cùng năm đầu tiên với tiền gốc. Khi đó Type = 1.

Trường hợp 1: Số tiền gốc gửi từ đầu kỳ trước, số tiền gửi thêm bắt đầu từ kỳ tiếp theo

Trường hợp này ta sẽ có đối số Type = 0. Ta có công thức tính giá trị khoản đầu tư sau 10 năm như sau:

=FV(B5;B6;-B4;-B3;0)

Trong đó:

  • B5 là lãi suất (5%)
  • B6 là kỳ hạn thanh toán (10 năm)
  • B4 là số tiền gửi hàng năm
  • B3 là số tiền gửi ban đầu
  • 0 là do số tiền gửi thêm bắt đầu từ kỳ tiếp theo

Trường hợp 2: Số tiền gốc gửi từ đầu kỳ trước, số tiền gửi thêm gửi vào cùng năm đầu tiên với tiền gốc

Trường hợp này ta sẽ có đối số Type = 1. Ta có công thức tính giá trị khoản đầu tư sau 10 năm như sau:

=FV(B5;B6;-B4;-B3;1)

Trong đó:

  • B5 là lãi suất (5%)
  • B6 là kỳ hạn thanh toán (10 năm)
  • B4 là số tiền gửi hàng năm
  • B3 là số tiền gửi ban đầu
  • 1 là do số tiền gửi thêm gửi vào cùng năm đầu tiên với tiền gốc

Như vậy, bài viết trên đã hướng dẫn các bạn cách sử dụng hàm FV trong Excel. Chúc các bạn thành công!