Hàm MATCH Trong Excel: Cách Sử Dụng Hàm MATCH, Có Ví Dụ Cụ Thể

Rate this post

Hàm MATCH và XMATCH trong Excel là một trong những hàm được áp dụng khá nhiều để trả về vị trí của các giá trị.  Office Whyvn sẽ hướng dẫn chi tiết bạn cách sử dụng hàm MATCH trong bài viết sau nhé.

Bài viết được thực hiện trên phiên bản Microsoft Excel 365, bạn có thể áp dụng tương tự trên các phiên bản Excel khác như: 2007, 2010, 2013, 2016, 2017, 2019.

1. Công thức hàm MATCH

Hàm MATCH là hàm tìm kiếm xác định vị trí tương đối của một giá trị trong một mảng hoặc phạm vi ô.

Hàm MATCH có cấu trúc như sau:

=Match(Lookup_value, Lookup_array, Match_type)

Trong đó:

Lookup_value: Giá trị mà bạn muốn tìm kiếm.

Lookup_array: Mảng hoặc dải ô bạn muốn xác định vị trí của Lookup_value. Vùng dữ liệu mà bạn chọn chỉ có thể có duy nhất 1 hàng hoặc 1 cột.

Match_type: Xác định kiểu khớp là -1; 0 và 1.

  • Kiểu khớp là 0: Trả về vị trí tương đối của giá trị trong trường hợp vùng dữ liệu chưa được sắp xếp.
  • Kiểu khớp là 1: Trả về vị trí của giá trị lớn nhất nhưng nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cần tìm. Giả sử vùng dữ liệu được sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
  • Kiểu khớp là -1: Trả về vị trí của giá trị nhỏ nhất nhưng lớn hơn hoặc bằng giá trị cần tìm. Giả sử vùng dữ liệu được sắp xếp theo thứ tự giảm dần.

Lưu ý: Hàm MATCH chỉ trả về vị trí đầu tiên của giá trị xuất hiện trong vùng dữ liệu nếu trong vùng dữ liệu có nhiều giá trị giống nhau.

2. Công thức hàm XMATCH

Hàm XMATCH cũng tương tự hàm MATCH là hàm tìm kiếm xác định vị trí tương đối của một giá trị trong một mảng hoặc phạm vi ô. Tuy nhiên XMATCH có thể cùng lúc tìm kiếm vị trí của nhiều giá trị.

Hàm XMATCH có cấu trúc như sau:

= XMATCH (Lookup_value, Lookup_array, Match_mode, Search_mode)

Trong đó:

Lookup_value: Giá trị mà bạn muốn tìm kiếm.

Lookup_array: Mảng hoặc dải ô bạn muốn xác định vị trí của Lookup_value. Vùng dữ liệu mà bạn chọn chỉ có thể có duy nhất 1 hàng hoặc 1 cột.

Match_mode (tùy chọn): Xác định kiểu khớp là 0; -1; 1; 2.

  • Kiểu khớp là 0: Trả về vị trí chính xác của giá trị.
  • Kiểu khớp là 1: Trả về vị trí của giá trị lớn nhất nhưng nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cần tìm.
  • Kiểu khớp là -1: Trả về vị trí của giá trị nhỏ nhất nhưng lớn hơn hoặc bằng giá trị cần tìm.
  • Kiểu khớp là 2: Kiểu khớp với các ký tự thay thế ?, *, và ~ có ý nghĩa đặc biệt.

 

Search_mode (tùy chọn): Xác định loại tìm kiếm là 1; -1; 2; -2.

  • Loại tìm kiếm là 1: Tìm kiếm từ đầu đến cuối.
  • Loại tìm kiếm là -1: Tìm kiếm từ cuối lên đầu.
  • Loại tìm kiếm là 2: Tìm kiếm nhị phân. Vùng dữ liệu phải được sắp xếp theo thứ tự tăng dần, nếu không kết quả trả về sẽ sai.
  • Loại tìm kiếm là -2: Tìm kiếm nhị phân. Vùng dữ liệu phải được sắp xếp theo thứ tự giảm dần, nếu không kết quả trả về sẽ sai.

Lưu ý:

  • Hàm XMATCH chỉ trả về vị trí đầu tiên của giá trị xuất hiện trong vùng dữ liệu nếu trong vùng dữ liệu có nhiều giá trị giống nhau.
  • Hàm XMATCH dùng cho Microsoft Excel 365.

3. Một số ví dụ về hàm MATCH và XMATCH

Để hiểu sâu hơn về cách hoạt động của hàm MATCH và XMATCH, mời bạn cùng xem qua các ví dụ dưới đây.

Ví dụ về hàm MATCH và XMATCH

Dưới đây là hồ sơ thi tuyển của các học sinh và bạn muốn tìm vị trí của học sinh Lâm Thiên Trang. Chúng ta sẽ thực hiện như sau:

Tại ô G3 ta thực hiện công thức: =MATCH(G1,A2:A9,0)

Giải thích:

  • G1: Tên học sinh mà bạn muốn xác định vị trí là “Lâm Thiên Trang”.
  • A2:A9: Vùng dữ liệu có chứa giá trị mà bạn muốn tìm là cột HỌ VÀ TÊN.
  • 0: Kiểu trả về vị trí tương đối của giá trị cần tìm.

 

Kết quả:

Hàm XMATCH cũng thực hiện tương tự:

Ví dụ về hàm XMATCH tìm nhiều vị trí

Sử dụng hàm XMATCH để trả về vị trí nhiều điểm thi cùng một lúc.

Tại ô B14 ta thực hiện công thức: =XMATCH(B12:D12,B2:B9,0)

Giải thích:

  • B12:D12: Điểm thi mà bạn muốn xác định vị trí là “8; 9 và 10”.
  • B2:B9: Vùng dữ liệu có chứa giá trị mà bạn muốn tìm là cột ĐIỂM THI.
  • 0: Kiểu trả về vị trí chính xác của giá trị cần tìm.

 

Kết quả:

Ví dụ hàm MATCH kết hợp INDEX

Sử dụng hàm INDEX kết hợp MATCH để tìm Họ và tên học sinh dựa vào vị trí của mã dự thi.

Tại ô B15 ta thực hiện công thức: =INDEX(A2:A9,MATCH(B12,C2:C9,0))

Giải thích:

  • A2:A9: Vùng dữ liệu có chứa giá trị mà bạn muốn lấy là cột HỌ VÀ TÊN.
  • B12: Mã dự thi mà bạn muốn xác định vị trí là “133723”.
  • C2:C9: Vùng dữ liệu có chứa giá trị mà bạn muốn tìm là cột MÃ DỰ THI.
  • 0: Kiểu trả về vị trí tương đối của giá trị cần tìm.

 

Kết quả:

Ví dụ hàm XMATCH kết hợp INDEX

Sử dụng hàm INDEX kết hợp XMATCH để tìm nhiều họ và tên học sinh dựa vào vị trí của mã dự thi.

Tại ô B15 ta thực hiện công thức: =INDEX(A2:A9,XMATCH(B12:D12,C2:C9,0,1))

Giải thích:

  • A2:A9: Vùng dữ liệu có chứa giá trị mà bạn muốn lấy là cột HỌ VÀ TÊN.
  • B12:D12: Mã dự thi mà bạn muốn xác định vị trí là “133723, 152280, 182851”.
  • C2:C9: Vùng dữ liệu có chứa giá trị mà bạn muốn tìm là cột MÃ DỰ THI.
  • 0: Kiểu trả về vị trí chính xác của giá trị cần tìm.
  • 1: Tìm kiếm từ đầu đến cuối.

 

Kết quả:

Trên đây là một số ví dụ về hàm MATCH và XMATCH trong Excel. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc hiểu và sử dụng hàm MATCH và XMATCH cho công việc của mình.